5 Điều cần biết về đau nửa đầu
1. Đau nửa đầu không phải là cơn đau đầu bình thường
Nhiều người nghĩ rằng đau nửa đầu chỉ là một cơn đau thông thường nhưng thực tế, đây là một một vấn đề thần kinh khá nghiêm trọng có liên quan đến việc rối loạn điện tích trong não. Chúng gây ra các cơn đau nhói một bên đầu và kèm theo là các triệu chứng:
- Nhạy cảm với ánh sáng.
- Nhạy cảm với tiếng ồn.
- Đột ngột thay đổi tâm trạng, dễ trở nên trầm cảm hoặc hưng phấn.
- Thay đổi vị giác, có khi thèm ăn hoặc có cảm giác buồn nôn.
- Uể oải, mệt mỏi, thường xuyên ngáp.
Các cơn đau thường khởi phát đột ngột, có thể kéo dài từ 4 giờ đến 3 ngày. Bệnh có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày, làm gián đoạn công việc, thậm chí gây nguy hiểm tình mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Tuy nhiên, những người xung quanh không thể nhận thấy các triệu chứng đau nửa đầu mà bạn đang gặp phải. Do đó, mọi người thường sẽ cho rằng bạn đang phản ứng quá mức hoặc quá nhạy cảm với môi trường.
Có thể nói, đau nửa đầu là một căn bệnh “vô hình” khi không ai có thể cảm nhận được rằng bạn đang phải chịu đựng những đau đớn hoặc những phản ứng sợ ánh sáng, buồn nôn, nhạy cảm với mùi.
Bên cạnh đó, các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của đau nửa đầu sẽ khác nhau ở mỗi người. Vì vậy, nếu bạn từng trải qua cơn đau nửa đầu, chưa chắc bạn đã biết cách giảm đau hiệu quả cho người khác.
2. Các triệu chứng đau nửa đầu có thể kéo dài trong nhiều ngày
Không có câu trả lời chính xác nào cho thắc mắc “Đau nửa đầu sẽ kéo dài bao lâu?”. Các triệu chứng có thể kéo dài trong nhiều ngày, kể cả trước, trong hay sau cơn đau đầu.
Giai đoạn đầu tiên của một cơn đau nửa đầu, có thể kéo dài 1–2 ngày. Lúc này, người bệnh thường bị táo bón, cứng cổ, thèm ăn, khát nước và thay đổi tâm trạng.
Sau đó, cơn đau đầu sẽ bùng phát. Các dấu hiệu thoáng qua liên quan đến thị giác và thần kinh sẽ xuất hiện hoặc không, tùy vào mỗi người . Giai đoạn dấu hiệu thoáng qua này có thể kéo dài từ 4–72 giờ.
Giai đoạn cuối cùng đôi khi kéo dài 24 giờ hoặc lâu hơn. Sau cơn đau nhức đầu, người bệnh thường hay lú lẫn, yếu ớt và chóng mặt. Lúc này, một vài người còn có cảm giác “nôn nao” sau cơn đau nửa đầu. Cơ thể bạn sẽ cần vài ngày để trở lại bình thường.
3. Đối với một số người, triệu chứng đau nửa dầu sẽ không biến mất
Có nhiều người bị chứng đau nửa đầu mạn tính. Điều đó có nghĩa là họ phải trải qua cơn đau nửa đầu kéo dài từ 4–72 giờ, trong ít nhất 15 ngày mỗi tháng và liên tục trong hơn 3 tháng. Trong đó, ít nhất 8 ngày họ có thể sẽ gặp phải những triệu chứng đau nửa đầu khác.
Ước tính, đau nửa đầu mạn tính gây ra ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số, theo số liệu của Tổ chức Đau nửa đầu Hoa Kỳ (American Migraine Foundation).
Một số nghiên cứu cho rằng, mỗi năm có khoảng 2,5% người mắc bệnh đau nửa đầu bị tiến triển thành dạng mạn tính.
4. Thuốc giảm đau không phải lựa chọn tối ưu
Khi bị cơn đau nửa đầu tấn công, người bệnh thông thường sẽ sử dụng các loại thuốc giảm đau không gây nghiện để giảm bớt đau đớn, khó chịu.
Tuy nhiên Lạm dụng thuốc giảm đau không chỉ gây viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết đường tiêu hóa mà còn gây ra tình trạng lờn thuốc. Những người có tiền sử về bệnh thận như sỏi thận, suy thận uống thuốc giảm đau kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến chức năng của thận. Mặt khác thuốc giảm đau còn được đào thải qua gan vì thế nếu dùng quá liều lại dẫn đến suy gan cấp.
Tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc này là buồn nôn, nôn, khó tiêu, khó chịu ở thượng vị, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày - ruột... Thuốc có thể gây buồn ngủ, đặc biệt lúc khởi đầu cải thiện, vì thế những ai làmcác công việc cần sự tỉnh táo như lái xe, làm việc trên cao nên cẩn trọng khi dùng thuốc giảm đau.
Thuốc giảm đau không thể cải thiện tận gốc cơn đau đầu mà chỉ mang tính chất cắt cơn tạm thời, cơn đau đầu sẽ vẫn trở lại với tần suất dày hơn và tình trạng nặng nề hơn.
5. Đau nửa đầu có thể phòng ngừa được bằng thảo dược
Nhiều người mắc phải chứng đau nửa đầu sẽ cảm thấy các triệu chứng được cải thiện hơn khi họ thực hiện các bài luyện tập để cải thiện thói quen trong cuộc sống, giúp dự đoán trước cơn đau đầu. Các thói quen này bao gồm ăn, ngủ và tập thể dục theo lịch trình cụ thể, thường xuyên.
Ngoài ra, các chuyên gia đã chỉ ra rằng: việc kết hợp thảo dược hoạt huyết, bổ huyết với các các thảo dược an thần tự nhiên: nữ lang, hoa bia, lạc tiên, lá tam thất... sẽ là một giải pháp phòng bệnh hiệu quả bên cạnh duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, khoa học